TS Nguyễn Xuân Thu

TS Nguyễn Xuân Thu, năm nay 80 tuổi, sinh ra ở  vùng đất nghèo khổ bậc nhất của Việt Nam: huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị nơi đất cày lên sỏi đá, lại mồ côi cha lúc 5 tuổi, mồ côi mẹ lúc 13 tuổi. Tứ cố vô thân, cậu thiếu Nguyễn Xuân Thu bỏ làng ra đi, tha phương cầu thực, làm đủ nghề, thế mà cuối cùng với ý chí sắt đá, chịu thương chịu khó ông đã  tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế, đi dạy học, rồi được học bổng du học Hoa Kỳ, đậu tiến sĩ về giáo dục, về nước làm Giám đốc Nha Nghiên cứu Bộ Giáo dục cho đến ngày 30.4.1975.

Nguyễn Xuân Thu bị đưa đi học tập trong các trại cải tạo từ nam ra bắc cho dến tháng 5 năm 1980 thì được trả tự do  và hơn một tháng sau, ông vượt biên thành công đến trại tị nạn Songkla, Thái Lan  để lại vợ và 5 con ở Sài Gòn.

Trong cuốn hồi ký, Nguyễn Xuân Thu nói trại Songkla là một xã hội thu nhỏ và do những tị hiềm cá nhân, nên đã có những người bị tố cáo là cộng sản hay hoạt động cho chế độ cộng sản với các phái đoàn đến phỏng vấn nên có một số khá lớn bị từ chối đi định cư ở nước thứ ba một cách oan uổng. 

Ông viết: “Bản thân tôi cũng bị tố cáo là cộng sản. Không có điều kiện để xác minh, phái đoàn Mỹ dựa vào các đơn tố cáo ấy, từ chối đơn xin tị nạn của tôi dù họ biết tôi đã  đi du học và có bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ tại Mỹ, công chức cao cấp trong chính phủ VNCH và có thời gian làm đại diện Bộ Giáo dục tại Trung tâm Bình định và Phát triển Trung ương thuộc văn phòng Thủ tướng Chính phủ và làm việc trực tiếp với Ban Cố vấn Mỹ thuộc Văn phòng dưới quyền của Đại sứ Hoa Kỳ William Colby. Bạn bè của tôi tại Mỹ rất phẫn nộ khi nghe tin ấy”. 

Nhưng sau hơn một năm rưỡi ở Thái Lan, Nguyễn Xuân Thu đã được nhận vào Úc theo diện nhân đạo, lúc này ông đã 47 tuổi. 

Nguyễn Xuân Thu đến Melbourne vào tháng 2 năm 1982, Ngày Nguyễn Xuân Thu đến Melbourne,ông đã bị người tị nạn ở đây “hỏi thăm sức khỏe” vì ông bị tố cáo là cộng sản. Cho nên trong sinh hoạt cộng đồng thời đó, ông bị tẩy chay dù ông thành công trong việc phát triển ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam trong cộng đồng chính mạch.  

Giúp RMIT mở đại học tại Việt Nam

Đến Úc chỉ một tuần lễ, Nguyễn Xuân Thu được tuyển chọn vào làm việc cho PIT (Phillip Institute of Technology, năm 1992 sát nhập với Đại học RMIT) để soạn chương trình giảng dạy môn tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho sinh viên ba trường kỹ thuật PIT, FIT (Foostcray Institute of Technology) và MICE (Mercy Institute of Catholic Education).  

Ông soạn sách giáo khoa cho học sinh và sau đó cùng với các ông Nguyễn Triệu Đan và một số cựu giáo chức Việt Nam khác vận động đưa môn Việt ngữ vào các lớp 11 và 12 để học sinh chọn làm sinh ngữ thứ hai khi thi tú tài.

Ông cũng là người sáng lập và điều hành tập san Việt học đầu tiên bằng tiếng Anh của người Việt tại Úc, Journal of Vietnamese Studies (1988-1995) và Vietnamese Studies Review (1997-1998).

Nhưng đáng nói nhất là ông đã có công đưa  RMIT University  (Royal Melbourne Institute of Technology) sang Việt Nam mở một học xá có tên Đại học RMIT Việt Nam. 

Năm 1991, khi Việt Nam mở cửa,  Nguyễn Xuân Thu trở lại Việt Nam lần đầu trong vòng một tháng để thăm người chị và “vì quá đau lòng trước một Sài Gòn nhộn nhịp năm xưa và một Thành phố Hồ Chí Minh nghèo nàn, đói khổ bây giờ” nên ông nói sau đó không đêm nào ông ngủ ngon giấc. 

Con đường dẫn ông trở lại nơi ông đã chạy trốn được ông tâm sự như sau trong cuốn hồi ký: 

“Đêm nào cũng nằm trằn trọc, suy nghĩ. Phải làm gì để giúp những người nghèo khó ở Việt Nam? Làm sao để trẻ con Việt Nam có cuộc sống tốt đẹp hơn? Làm  cách nào để mọi trẻ em có thể  cắp sách đến trường? Từ ngày đó, tôi âm thầm lập một kế hoạch làm việc khác trước đây: 50 phần trăm thì giờ dành cho việc nghiên cứu giảng dạy và các hoạt động văn hóa giáo dục là những việc giúp tôi có đồng lương để sống và  50 phần trăm thì giờ còn lại dùng để tìm kiếm  phương tiện để giúp cho những người nghèo khó ở Việt Nam. Là một đứa trẻ mồ côi ngày trước, bây giờ giúp họ là chính giúp con người của tôi ngày xưa. Dĩ nhiên số giờ làm việc gần gấp đôi, khoảng 16 giờ trong 24 giờ mỗi ngày và tốc độ làm việc khẩn trương hơn rất nhiều”. 

Từ năm 1991 đến 1994, cùng một số đồng nghiệp, ông lập Quỹ Học bổng Việt Nam (Vietnam Scholarship Foundation)  đã cấp phát hàng trăm học bổng cho các học sinh cấp ba và một số sinh viên đại học ở Sài Gòn, Huế và Hà Nội. 

Năm 1994, mặc dầu đang là một trong rất hiếm giáo sư thực thụ gốc Việt của một đại học lớn ở Úc như RMIT, ông Nguyễn Xuân Thu đã xin nghỉ việc vào tháng 4 năm 1994 để về làm việc tại Việt Nam mặc dù vợ ông hết sức phản đối. Lý do: ông đã trả xong tiền mua nhà, và tất cả năm đứa con đã tốt nghiệp đại học nên ông có thể dành hết thì giờ thực hiện hoài bão của ông, dùng giáo dục để nâng cao đời sống của người dân Việt Nam.

Ông viết: “Dù mỗi người có cách đánh giá khác nhau về việc tôi về Việt Nam, nhưng riêng tôi, tôi đã làm theo mệnh lệnh con tim của mình. Tôi quá đau đớn không chịu nổi khi thấy cảnh một đất nước Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu, trẻ con đói, rách, bệnh hoạn, bỏ học. Nhớ đến quá khứ mồ côi đói rách của mình, tôi nghĩ mình phải làm một cái gì đó cho những con người kém may mắn ấy. Và muốn làm điều ấy thì tôi phải về Việt Nam. Chỉ có thế thôi. Thế là tôi bỏ tất cả mọi thứ để về Việt Nam với một nửa số tiền hưu tôi lãnh được để sống trong thời gian đầu”.

Nhờ sự quen biết với các nhà giáo dục và quan chức trong Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Nguyễn Xuân Thu đã mở được một đầu cầu nối liền giữa giới chức Việt Nam và Đại học RMIT. Sau đó ông được giao làm đại diện RMIT tại Việt Nam, đặt văn phòng ở Hà Nội. Từ đây, hình thành dự án thành lập một đại học quốc tế  tại Việt Nam.   

Sau sáu năm  tiến hành dự án, ngày 20.4.2010 Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép cho thành lập Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam (chữ Anh: RMIT International University Vietnam). Đây là trường đại học quốc tế đầu tiên được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn  đầu tư của ngoại quốc có thời gian hoạt động trong 50 năm. Ba thành viên sáng lập là Giáo sư Nguyễn Xuân Thu, Giáo sư viện trưởng RMIT David Beanland và Giáo sư David Wilmoth.

Trở về Úc, Nguyễn Xuân Thu lại tiếp tục làm việc cho Đại học RMIT ở Melbourne với tư cách tư vấn về các vấn đề Việt Nam, và làm việc với các ngân hàng quốc tế để vay tiền xây khuôn viên đại học RMIT Việt Nam tại quận 7, Sài Gòn.

Hiện tại GSTS  Nguyễn Xuân Thu hiện giờ đang sống tại Melbourne và ônghiện “homeless”, là kẻ không nhà, ở nhờ con cái hay bạn bè bởi như ông viết trong cuốn hồi ký, khi ly dị ông đã giao hết nhà cửa cho vợ, chỉ mang quần áo và sách vở ra đi. Ông tâm sự trong hồi ký , ông không có nhiều nhu cầu vật chất và hiện sống với tiền hưu trí dành cho người già như mọi người cao niên khác. 

Có thể nói ông Nguyễn Xuân Thu nghèo, nhưng rất giàu lòng với tha nhân. 

Oong vẫn thường về VN và đang giúp cho ra đời Quỹ học bổng Lương Văn Can  và mới giúp làm xong  website bằng tiếng Anh và Việt cho quỹ này “để để giúp sinh viên Việt Nam. giúp một số tinh hoa đi du học các nước như Úc, Anh, Mỹ… để sau này họ về nước gíp phát triển đất nước và nhờ thế người dân có một cuộc sống khá hơn”.

 Nguyễn Xuân Thu đã đóng góp nhiều cho nền giáo dục Việt Nam, lập học bổng cho sinh viên Úc gốc Việt và sinh viên ở Việt Nam và qua đó đóng góp cho nước Úc, nước Việt Nam  như cựu Viện trưởng David Beanland của Đại học RMIT Melbourne nhận xét trong buổi ra mắt hồi ký của ông Nguyễn Xuân Thu.

Nhà văn và nhà giáo Nguyễn Hưng Quốc, trong lời giới thiệu cuốn hồi ký đã viết: “Quen thân với ông đã trên 20 năm, nhưng những lúc nhìn ông tận tụy giúp hết người này đến người khác,  bày hết dự án này đến dự án khác, tôi vẫn cứ ngạc nhiên về tầm của cái tâm của ông. Ở đời, rất nhiều người có tâm. Nhưng tâm lớn như Nguyễn Xuân Thu có lẽ là hiếm”.

Nguồn: https://quangduc.com/author/about/8444/tien-si-nguyen-xuan-thu

MỘT TRANG WEB Y HỌC VÔ CÙNG HỮU ÍCH (SONG NGỮ VIỆT & ANH)

MỘT NGUỒN TUYỆT VỜI CUNG CẤP THÔNG TIN (SONG NGỮ ANH-VIỆT) VỀ MỌI VẤN ĐỀ LIÊN QUAN SỨC KHỎE, BỆNH TẬT TỪ MEDLINEPLUS CỦA THƯ VIỆN Y KHOA QUỐC GIA SẢN XUẤT ĐỂ QUÝ BẠN TÌM HIỂU

Health Information in Vietnamese (Tiếng Việt)

https://medlineplus.gov/languages/vietnamese.html

 Go to: 

THAM KHẢO THÊM:

Medical Encyclopedia

https://medlineplus.gov/encyclopedia.html

Drugs, Herbs and Supplements

https://medlineplus.gov/druginformation.html

Genetics

https://medlineplus.gov/genetics

Medical Tests

https://medlineplus.gov/lab-tests

Sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken, Mỹ phát đi cảnh báo nghiêm trọng nhất với Trung Quốc

 Bình luận Chương Thiên Lượng • 18:13, 29/04/24

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 26/4/2024. Ảnh chụp từ video của hãng tin AP trên Youtube.

   

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã kết thúc chuyến thăm Trung Quốc vào tối ngày 26/4, sau đó ông trở về Mỹ. Sau cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình vào ngày 26/4, Ngoại trưởng Mỹ đã có một cuộc họp báo, trong đó có những điểm rất đáng quan sát, đó là ông Blinken đã đại diện cho Mỹ đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc nhất trong lịch sử đối với Trung Quốc, đặc biệt là vấn đề viện trợ quân sự gián tiếp của Trung Quốc cho Nga.

Ông Blinken nói rằng, nếu Trung Quốc không giải quyết vấn đề này thì Mỹ sẽ giải quyết. Đây là lời cảnh báo cuối cùng đối với Trung Quốc. Tôi tin rằng, Mỹ đã sẵn sàng với một loạt danh sách trừng phạt, và nếu Trung Quốc không thay đổi, Mỹ sẽ lần lượt áp dụng có biện pháp trừng phạt. Nhưng điều quan trọng hơn, đó là danh sách này không chỉ giới hạn trong việc trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc, mà còn là cam kết của Mỹ trong việc hỗ trợ cho Ukraine.

Hiện nay, tôi cho rằng Mỹ có thể tấn công Putin trên chiến trường Ukraine, từ đó đạt được mục tiêu tấn công trực tiếp vào Trung Quốc.

Ngoài việc thảo luận về việc Trung Quốc hỗ trợ Nga một cách gián tiếp, ông Blinken còn đề cập đến một loạt các vấn đề khác bao gồm cả vấn đề sản xuất dư thừa, ma túy, eo biển Đài Loan, Biển Đông, Hồng Kông, Tân Cương và Tây Tạng. Cuộc đàm phán quan trọng nhất và cũng là khó khăn nhất của ông Blinken là cuộc đàm phán giữa ông Blinken và người đồng cấp Vương Nghị, kéo dài gần 6 tiếng. Còn cuộc gặp giữa ông Blinken và ông Tập Cận Bình chỉ là một cuộc gặp mang tính lễ nghi.

Tiếp theo, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã gặp Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc là ông Vương Tiểu Hồng để thảo luận về vấn đề ma túy. Đây là một điểm rất kỳ lạ, giống như Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đến thăm Mỹ và người tiếp là Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ. Tôi nghĩ rằng, điều này không chỉ làm nổi bật sự tin tưởng của Tập Cận Bình đối với Vương Tiểu Hồng mà còn là sự thiếu tin tưởng đối với Vương Nghị.

Ông Tập Cận Bình đã cho Vương Tiểu Hồng nói chuyện với ông Blinken, làm cho người ta có cảm giác ‘Vương công công’ (ý chỉ Vương Nghị, bởi vì có một tấm hình ông Vương Nghị cúi người khúm núm trước ông Tập, giống với thái giám cúi người trước Hoàng đế trong phim cổ trang).

Trước khi gặp ông Blinken, ông Tập Cận Bình đã phải chờ đợi trong phòng họp, và có một đoạn video hiếm hoi được C-SPAN của Mỹ công bố, cho thấy ông Tập đang bứt rứt chờ ông Blinken đến. Có cảm giác ông Tập như đang bị giam cầm, sau đó nó lại đi đi lại rất lo lắng. Ông Tập Cận Bình không chỉ thể hiện sự lo lắng mà còn thể hiện sự mệt mỏi.

Về việc sắp xếp chỗ ngồi giữa ông Tập Cận Bình và ông Blinken, thì ông Tập ngồi ở giữa, bên trái là đại diện phía Mỹ, và bên phải là đại diện phía Trung Quốc, ở giữa có đặt cây biến diệp (變葉木, biến diệp mộc), còn gọi là cây cô tòng lá mít. Trung Quốc đặt cây biến diệp để tượng trưng cho sự biến động trong quan hệ Mỹ – Trung.

Trước đây, khi tiếp ông Blinken, ông Tập Cận Bình có đặt hoa sen. Hoa sen trong tiếng Trung là ‘hà hoa’ (荷花), mà chữ ‘hà’ (荷, hoa sen) đồng âm với chữ ‘hòa’ (和, hòa hợp), ý tứ là quan hệ Mỹ – Trung hãy ‘dĩ hòa vi quý’. Người Trung Quốc thì quan tâm đến điều này, những người Mỹ thì hoàn toàn không quan tâm. Người Mỹ lấy dựa vào thực lực để nói chuyện.

Chuyến đi của ông Blinken tới Trung Quốc lần này, trên cơ bản là chỉ để gặp gỡ. Ông Vương Nghị chỉ là đọc bản thảo, còn Mỹ thì đang chuẩn bị các biện pháp trừng phạt tiếp theo.

Hiện nay Mỹ đang phải đối mặt với nhiều vấn đề cấp bách, bao gồm vấn đề eo biển Đài Loan, Biển Đông, fentanyl, sản xuất dư thừa của Trung Quốc và các vấn đề về nhân quyền ở Trung Quốc như tình hình ở Tân Cương, Tây Tạng, Hồng Kông, bao gồm cả vấn đề trí tuệ nhân tạo… Nhưng vấn đề cấp bách nhất là cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

Âu – Mỹ đều muốn kết thúc cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine sớm nhất có thể. Nhưng cuộc xung đột này mãi không thể kết thúc, bởi vì Trung Quốc đang hậu thuẫn cho Nga. Mức độ hỗ trợ của Trung Quốc đối với Nga như thế nào? Chính là nếu không có sự hỗ trợ của Trung Quốc, thì Nga sẽ không thể trụ được trong vòng một vài tháng. Cho nên, điều mà Nga đang lo lắng nhất bây giờ đó là việc Trung Quốc ngừng hỗ trợ cho Nga. Do đó, chúng ta thấy rằng, khi bà Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen còn chưa rời Trung Quốc thì Ngoại trưởng Nga Lavrov đã đến. Hơn nữa, trước đó hoàn toàn không có thông báo ngoại giao rằng Ngoại trưởng Nga sẽ đến thăm Trung Quốc.

Khi ông Blinken còn chưa rời Bắc Kinh, tổng thống Nga Putin đã tuyên bố rằng sẽ thăm Trung Quốc vào tháng 5, và tặng một món quà đặc biệt cho ông Tập Cận Bình, đó là cuốn sách của Chernyshevsky tên là ‘Phải làm gì’ (What is to be done?). Putin muốn bám chặt lấy Trung Quốc.

Ông Blinken thì rõ ràng không nhận được bất kỳ cam kết nào từ ông Tập Cận Bình là sẽ không hỗ trợ Nga. Do đó, tại cuộc họp báo trước khi rời Trung Quốc, ông Blinken đã nói rất mạnh mẽ rằng: ‘Tôi tái khẳng định mối quan ngại nghiêm trọng của chúng tôi đối với việc Trung Quốc hỗ trợ Nga xâm lược Ukraine. Trung Quốc là nhà cung cấp lớn nhất cho Nga về các thiết bị máy móc, vi điện tử và sợi nitrat. Điều này rất quan trọng đối với việc sản xuất đạn dược, động cơ tên lửa của Nga, và là cách mà Moscow tăng cường ngành công nghiệp quốc phòng của mình’. Tiếp theo, ông Blinken nói rằng, nếu không có sự hỗ trợ từ Trung Quốc, Nga sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp tục cuộc tấn công vào Ukraine.

Blinken không phải là người nói những lời nặng nề như vậy mà không có thông tin tình báo. Câu nói của ông Blinken chứa đựng rất nhiều thông tin. Nếu không có sự hỗ trợ từ Trung Quốc, Nga sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp tục tấn công vào Ukraine. Nói cách khác, lý do Nga vẫn tiếp tục chiến đấu trên chiến trường là do có sự hỗ trợ từ Trung Quốc.

Ông Blinken nhấn mạnh rằng: Trong cuộc thảo luận ngày hôm nay, tôi đã nói rõ ràng rằng, nếu Trung Quốc không giải quyết vấn đề này thì chúng tôi sẽ làm (In our discussions today, I made clear that if China does not address this problem, we will).

Đến đây nhiều người sẽ thắc mắc rằng: Liệu Trung Quốc có thể giải quyết vấn đề xung đột ở Ukraine, và liệu ông Putin có nghe lời Trung Quốc hay không?

Ngoại trưởng Blinken nói rằng, Trung Quốc có thể đóng một vai trò tích cực trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Ông Blinken đưa ví dụ về việc cách đây hơn một năm, khi nhiều người lo ngại rằng Nga có thể đang xem xét việc sử dụng vũ khí hạt nhân, thì Trung Quốc có tiếng nói rất quan trọng trong việc ngăn chặn Nga từ bỏ việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Ông Tập Cận Bình nói rằng, chiến tranh hạt nhân không thể xảy ra, thế là ông Putin đã không tiến hành cuộc tấn công hạt nhân. Điều này chứng tỏ điều gì? Chính là khi Trung Quốc nói không ủng hộ việc Nga tiến hành chiến tranh hạt nhân, thì ông Putin đã không thực hiện. Tất nhiên, điều này không hoàn toàn là nhờ vào Trung Quốc, bởi vì ông Putin cũng không muốn tất cả cùng chết. Ông Putin chỉ đang sử dụng vũ khí hạt nhân như một quân bài để uy hiếp thế giới. Nhưng từ những gì điều Trung Quốc nói, ít nhất đã đóng vai trò kiềm chế ông Putin. Nói cách khác, vào thời điểm đó, khi Trung Quốc nói thì Putin phải nghe theo.

Hiện nay sự hỗ trợ của Trung Quốc cho Nga là điều sống còn đối với ông Putin. Trong tình hình như vậy, khi Trung Quốc nói thì Putin nên nghe. Vấn đề ở đây đó là Trung Quốc không phải là không có khả năng khiến Putin nghe lời, mà là Trung Quốc không muốn giải quyết vấn đề này.

Cho nên, ông Blinken mới nói, nếu Trung Quốc không giải quyết vấn đề này thì Mỹ sẽ giải quyết. Mỹ giải quyết bằng cách nào?

Theo báo của tờ The Wall Street Journal, Mỹ có thể áp đặt trừng phạt lên các ngân hàng của Trung Quốc.

Trong cuộc họp báo, ông Blinken nói: ‘Chúng tôi đã áp đặt biện pháp trừng phạt xuất khẩu đối với hơn 100 tổ chức Trung Quốc. Chúng tôi đã sẵn sàng để thực hiện các biện pháp bổ sung’. Câu nói này đã nói rất rõ ràng, chính là Mỹ đã áp đặt trừng phạt trước đó đối với hơn 100 tổ chức cụ thể. Ví dụ như một công ty Trung Quốc nào đó xuất khẩu sợi tổng hợp sang Nga, thì họ sẽ bị cấm giao dịch bằng đô-la Mỹ. Tôi nghĩ có khả năng cao là phương pháp này sẽ được sử dụng, Mỹ đơn giản là mở rộng danh sách các tổ chức bị trừng phạt, nhưng sẽ không loại bỏ Trung Quốc ra khỏi hệ thống thanh toán bằng đô-la Mỹ.

Thực tế, ngoài các biện pháp trừng phạt kinh tế, tôi nghĩ Mỹ cũng còn có một cách khác để trừng phạt hoặc kiềm chế Trung Quốc, đó là cung cấp vũ khí tiên tiến cho Ukraine để đảm bảo rằng họ có thể đánh bại Putin. Nếu Trung Quốc hỗ trợ Putin, thì Mỹ sẽ hỗ trợ cho Ukraine nhiều hơn. Trên thực tế, đây cũng là biện pháp chống lại Trung Quốc mạnh mẽ nhất.

Chúng ta biết rằng, kể từ khi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine nổ ra, ban đầu Âu – Mỹ muốn đảm bảo Ukraine không thua. Nhưng đến nay chiến lược có thể đã thay đổi, tức là phải để Ukraine thắng. Quốc hội Mỹ đã thông qua một dự luật hỗ trợ Ukraine trị giá 61 tỷ đô-la Mỹ. Sau đó ông Biden đã ký thành luật.

Một nghị sĩ Mỹ vừa thăm Kiev nói rằng, hơn 8 tỷ đô-la vũ khí của Mỹ đã được vận chuyển đến biên giới Ukraine. Tức là khi dự luật vừa được ông Biden ký xong thì vũ khí lập tức rời khỏi kho ở Ba Lan để nhanh chóng đưa đến Ukraine. Tức là Mỹ đã chuẩn bị sẵn từ trước, chỉ cần ông Biden ký là vũ khí sẽ được đưa ngay đến chiến trường.

Trong số vũ khí Mỹ hỗ trợ cho Ukraine, ngoài các hệ thống phòng không Patriot, tên lửa chống tăng Javelin, hỏa lực Himars, pháo tự hành M777 và xe tăng Abram M1, điều đáng chú ý nhất là tên lửa chiến thuật của quân đội Mỹ, ATACMS.

ATACMS (Advanced Tactical Missile System) là một loại tên lửa do Mỹ phát triển, và nó đã được cung cấp cho Ukraine. Trước đó, đã có một số lượng nhỏ ATACMS được gửi đến Ukraine vào năm ngoái, nhưng lúc đó các tên này có tầm bắn 150km, mà tầm bắn 150km chỉ có thể sử dụng cho mục đích phòng thủ.

Nhưng lần này tên lửa ATACMS được cung cấp cho Ukraine có tầm bắn dài gấp đôi, tức là lên đến 300km. Điều này có nghĩa là cả bán đảo Crimea và toàn bộ miền đông Ukraine, bao gồm cả Donetsk, đều nằm trong tầm bắn của loại tên lửa này. Việc tên lửa tấn công chiến thuật của Quân đội Mỹ xuất hiện sẽ thay đổi tình hình trên chiến trường Ukraine.

Theo Thiên Lượng thời phân

Thuần Phong biên dịch

Nguồn: https://www.ntdvn.net/sau-chuyen-tham-cua-ngoai-truong-blinken-my-phat-di-canh-bao-nghiem-trong-nhat-voi-trung-quoc-530053.html

Nghiêng nón – O nì

Nghiêng nón

Trần Quang Long (Việt Hán – Khóa 1962-1965 – ĐHSP Huế)

Sao em biết anh nhìn mà nghiêng nón
Chiều mùa thu mây che có nắng đâu
Nắng sẽ làm phai mái tóc xanh màu
Sẽ làm khô làn môi em dịu ướt
Còn tia mắt anh…
Có sao đâu mà em cúi đầu từ khước?

Nếu nghiêng nón có nghĩa là từ khước
Sao mười ngón tay em bỗng cuống quýt đan nhau
Nửa vành má em hồng thắm sắc hồng đào
Đôi chân bước anh nghe chừng sai nhịp
Gió níu tà áo em bảo thầm: Đi không kịp
Nhà không xa, sao nàng bỗng nhanh chân?

Nếu nghiêng nón có nghĩa là từ khước
Sao loanh quanh em chẳng chọn đường gần
Em nghiêng nón để rồi về hối tiếc
Sao không đi êm như gió mùa thu
Cho chàng làm thơ, cho chàng ngẩn ngơ
Cho hoàng hôn buông trên sông thẫn thờ

Sao không đi thản nhiên như mình không tình ý
Cho tim chàng se thắt, cho mắt chàng dâng cay
Cho đêm nay men hờn giận dâng đầy
Nên trang giấy chàng đề thơ “tuyệt vọng”

Mà thật ra mình đã có gì đâu
Sao thấy chàng, làn má mình nóng bỏng
Em nghiêng nón khuất vào đầu lối rẽ
Tà áo em lưu luyến vẫy anh theo
Bước nhẹ nghe em kẻo động vỡ tơ chiều
Kẻo hoàng hôn ngại ngùng dâng sắc tím
Anh vẫn là thư sinh, đêm đêm ngào nghẹn
Nhưng em có còn nàng tiên chưa một lần lưu luyến?

Trần Quang Long

Sinh năm 1941 ở Huế, tốt nghiệp Ban Việt Hán- Khóa 1962-1965 – ĐH Sư phạm Huế, dạy học ở Qui Nhơn và Cần Thơ, rồi tham gia phong trào SVHS ở các đô thị miền Nam. Là chủ tịch sáng lập Hội Sinh viên sáng tác thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, tham gia trên nhiều mặt báo sinh viên và báo chí Sài Gòn với nhiều bút hiệu khác nhau: Thảo Nguyên, Chánh Sử, Trần Quang Long, Trần Hoàng Phong, Trần Hồng Triều, Cao Trần Vũ… Năm 1968 anh thoát ly ra vùng kháng chiến, là thành viên Liên minh Dân tộc dân chủ và hòa bình VN… Anh hi sinh năm mới 27 tuổi, trong một trận bom của máy bay Mỹ ngày 11-10-1968 tại biên giới Tây Ninh – Campuchia.

***

Ảnh minh hoạ: mạng Internet

—————————————–

O NÌ!

Sao…

Ơi O xứ Huế về qua ngõ
Nhịp guốc thanh tao khiến tơ vò
Bối rối lòng anh tình trăm mối
Mối tơ nào dẫn lối thơm tho?

Răng O nghiêng nón mần chi rứa
Che mất duyên ưa tuổi học trò
Hay O hứng gió dòng Hương tới
Phẩy tóc thề bay thoáng đắn đo?

Đôi mắt đen muồi hai hột nhãn
Như tỏ tình thơ ngút miên man
Gửi vào trong gió trong mây trắng
Chở hết giùm O những nồng nàn

Hai cánh sen hồng hương bát ngát
Chắc bay từ hướng Tịnh Tâm sang
Hé mở nụ xinh đầy phong nhuỵ
Bẻ gãy sông hồ mộng chứa chan

Ơi màu áo trắng đầy e thẹn
Như khói như sương đã dậy men
Men tình hay chút duyên con gái
Màu hoa sứ trắng cũng ưa ghen

Quấn quýt gió đùa đôi cánh mỏng
Bay bay như vẫy gã trai quèn
Sách vở còn vương đầy tay trắng
Hứng màu trăng thẹn tưởng như quen

Bữa nớ anh về qua Thừa Phủ
Gặp O đò ngược sáng sương mù
Trái tim anh đập bung lồng ngực
Rớt xuống dòng Hương theo gió ru

Chừ biết mần răng mà tìm lại
Coi như dâng hiến trái tim mù
Anh thở bằng hơi thừa bay thoảng
Của O áo trắng đến thiên thu

O nì! Lỡ nhớ thì O cũng
Hỉ xả giùm anh kẻo tơ chùng
Nguyệt cầm nhẹ khảy từng âm vụng
Gửi gió mang đi nỗi ngại ngùng

Ngọc Lan thoang thoảng vườn khuya lạnh
Toả ngát hương yêu chút thẹn thùng
Đậu thoáng hương mềm trên mái tóc
Chia sớt tình ai rất nhớ nhung

Nguồn: FB: Hung Kieu TRANG VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM

***

BẰNG LĂNG HUẾ

Sao…

Chỉ áo tím tóc thề đà nghiêng ngửa
Bồi thêm chi Bằng Lăng rứa Huế ơi!
Đã si mê đã khắc khoải một đời
Chắc lần ni anh đứt hơi Huế nợ!

Tím ngan ngát Bằng Lăng tràn hơi thở
Tà áo dài tím rịm chở hoàng hôn
Sắc tím ơi! Chiếm trọn cả tâm hồn
Anh mê muội trong dập dồn đắm đuối

Nhớ bữa tê Huế đưa anh rong ruổi
Cửa Đông Ba cổ tích buổi trưa nồng
Tím trên trời tím dưới đất mênh mông
Cánh hoa rụng bay bềnh bồng trong gió

Dưới trời Huế anh đi vào giữa ngọ
Mà dịu dàng êm mát đó Huế ơi!
Gió bay ngang thổi mái tóc rối bời
Chừng nghe có đâu đây lời hò hẹn

Nghiêng vành nón che nụ cười e thẹn
Đôi mắt tình liếc xéo nghẹn nhịp tim
Giả vờ thôi! Nhưng ánh mắt kiếm tìm
Đôi môi đỏ khúc khích dìm sen ngát

Hoa trên cành chừng đang lơi khúc hát
Đón bước chân kẻ phiêu bạt sông hồ
Anh về đây mà Huế ở nơi mô?
Bóng lay động tay người…hồ như Huế

Đi trăm hướng vẫn cồn cào nhớ Huế
Bao người con trôi dạt dễ nào quên?
Hoa Bằng Lăng tím ngát phủ sân đền
Áo O Huế bay trên nền tím Huế

FB. Hung Kieu

Nhớ Thầy Phan Hoàng Đồng

NHỚ THẦY PHAN HOÀNG ĐỒNG
Hoàng Kim

Sáng tiễn Thầy đi xa
Chiều em về Phan Thiết
Bùi ngùi giờ thiên thu
Thăm thẳm trời li biệt

Vườn Quốc gia Việt Nam
Rừng sinh thái nhiệt đới
Trường xưa thương một thời
Thầy về chia cơ hội

Quê mình trò nghèo khó
Thơm thảo tình yêu thương
Chung lòng thắp ngọn lửa
Thầy và em về Trường

Về Trường để nhớ thương

Cám ơn thầy Phạm Ngọc Nam, Viên Ngọc Nam, …, những thầy bạn quý đã thật chu đáo, thật trân quý, Vườn Quốc gia Việt Nam 

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vuon-quoc-gia-viet-nam/ và Nhớ thầy Phan Hoàng Đồnghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-thay-phan-hoang-dong/

ĐIẾU VĂN THẦY PHAN HOÀNG ĐỒNG

Trưởng ban Tổ chức lễ tang PGS TS Phạm Ngọc Nam, Trưởng Khoa Lâm Nghiệp , Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thay mặt Ban tổ chức lễ tang và gia đình đã đọc điếu văn tiễn biệt nói lên thân thế sự nghiệp của Thầy GS TS Phan Hoàng Đồng qua các thời kỳ, công lao đào tạo các thế hệ sinh viên, sự đóng góp của Thầy qua các chương trình từ thiện và quỹ học bổng cho các SVHS

Kính thưa đại diện các cơ quan, đoàn thể, chính quyền, quý vị thân hữu, bạn bè, đồng nghiệp, Thưa gia quyến Thầy TS. Phan Hoàng Đồng,

Hôm nay chúng ta tập trung ở đây để tiễn đưa Thầy TS. Phan Hoàng Đồng về nơi an nghỉ cuối cùng! Vẫn biết đời là vô thường, nhưng trong giây phút buồn đau này, chúng ta đều cảm thấy nhói lòng vì TS. Phan Hoàng Đồng – một người chồng, người em, người cha thân yêu trong gia đình, là một đồng nghiệp được quý trọng trong Khoa Lâm nghiệp, và là một người Thầy được nhiều thế hệ sinh viên cảm mến, đã từ giã chúng ta hồi 16 giờ 46 phút ngày 16 tháng 01 năm 2020! Tôi xin phép được nhắc đôi dòng về TS. Phan Hoàng Đồng và những kỷ niệm không thể phai mờ giữa Thầy với các đồng nghiệp và sinh viên khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm.

TS. Phan Hoàng Đồng sinh ngày 31/5/1944 ở làng Đông Thái, xã Tùng Anh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tỉnh, nhưng trãi qua tuổi thơ ở Phan Thiết. Lên bậc trung học, Thầy vào Sài Gòn học ở Trường Petrus Ký. Năm 1963, hoàn thành chương trình tú tài 2 và được học bổng của cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD), Thầy bắt đầu đi du học ngành Lâm nghiệp ở CHLB Đức. Sau khi tốt nghiệp học vị Tiến sĩ ở Đại học Gottingen và trải qua một thời gian làm nghiên cứu về rừng, Thầy về nước năm 1973. Đây là khoảng thời gian mà ngành Lâm khoa đang quy tụ nguồn lực chất xám từ nhiều nước để chuẩn bị cho sự ra đời của Đại học Bách khoa Thủ Đức. Có thể nói chặng đường mười năm thứ nhất của Thầy Phan Hoàng Đồng ở CHLB Đức (1963 – 1973) là khoảng thời gian tích lũy kiến thức và kinh nghiệm quý báu từ cái nôi của nền Khoa học Lâm nghiệp thế giới để phục vụ đất nước.

Trong chặng đường mười năm thứ hai (1973 – 1983), TS. Phan Hoàng Đồng trở thành Giảng sư của ngành Lâm khoa từ năm 1973. Sau năm 1975, TS. Phan Hoàng Đồng là Phụ trách khoa, Trưởng Bộ môn Điều Chế Rừng – Khoa Lâm nghiệp, đảm nhận các môn học: Thống kê Ứng dụng và Đo cây Đo rừng. Là một chuyên gia được đào tạo bài bản về thống kê sinh học, TS. Phan Hoàng Đồng đã thiết kế lại môn học này và đem áp dụng đầu tiên cho khóa 16 ĐHNL cũng như cho Chương trình Sinh thái rừng của Đại học Tổng hợp và cho hai trường đại học tư. Các bài giảng này thể hiện sự cân bằng giữa cơ sở toán học và tính ứng dụng thực tế, đặc biệt là phần thống kê phi tham số (trong giáo trình thống kê) và các phương pháp ước lượng nhanh (như phương pháp 6 cây được TS. Phan Hoàng Đồng đem khảo nghiệm ở Đà Lạt). Trong thời gian này, TS. Phan Hoàng Đồng đã xây dựng một rừng thực nghiệm trồng Bạch đàn, so sánh các xuất xứ và các điều kiện đất đai khác nhau ở Thủ Đức.

Sẽ là sự thiếu sót rất lớn nếu không nhắc đến tình thương cảm của Thầy Phan Hoàng Đồng dành cho các em sinh viên và ngược lại, tình cảm trân quý của các em sinh viên trong thời gian này. Ngay chiều ngày 16/01/2020, sau khi nghe tin Thầy mất, có em đã viết “… Thương thầy, như thầy thương chúng em … Bìa rừng bên kia xôn xao lá cành, Thầy đi về lại chốn xưa nào đây ???” [Sơn Đặng, Học trò cũ (Lâm 2B)]. Thầy Hoàng Hữu Cải đã giải thích rằng: tình cảm ấy nẩy sinh từ sự gian nan vất vả, được nuôi dưỡng nhờ các dịp đi thực tập xa và khá dài ngày, nhưng các yếu tố đó không đủ, trên tất cả là sự thực tâm của Thầy trong đối nhân xử thế. TS. Phan Hoàng Đồng ân cần thăm hỏi không chỉ các đồng nghiệp mà cả các cán bộ phục vụ. Thầy sẳn sàng chia sẻ khoản tiền lương ít ỏi và cả nhu yếu phẩm vốn cũng khá ít ỏi cho các cán bộ phục vụ cấp thấp có hoàn cảnh khó khăn.

Năm 1983, TS. Phan Hoàng Đồng được bảo lãnh đi CHLB Đức lần thứ hai để trở thành Nhà nghiên cứu Lâm nghiệp cao cấp của Viện Lâm nghiệp bang Rhinneland-Pfalz đến năm 1993. Tâm sự với Thầy, Thầy nói: Đây là khoảng thời gian 10 năm ở Đức lần thứ nhất là của một chàng thanh niên nhìn trời xanh bao la với biết bao hoài bão, còn khoảng thời gian ở Đức lần thứ hai là khoảng thời gian nặng trĩu như tâm trạng của nàng Kiều.

Với tấm lòng hướng về quê nhà và tha thiết muốn cống hiến. Năm 1993, Thầy về lại hợp tác với Trường ĐHNL Tp.HCM và thu hút nhiều đồng nghiệp khác của Viện Lâm nghiệp bang Rhinneland-Pfalz cùng giảng dạy chương trình Cao học Sinh thái rừng nhiệt đới. Thầy là một trong những người nối kết sự hợp tác của TP. Hồ Chí Minh với bang Rhinneland-Pfalz của CHLB Đức. Thầy mong muốn được về Việt Nam nhiều hơn, được ở lâu hơn để giúp cho các cán bộ giảng dạy và các nghiên cứu trẻ. Thầy đã liên hệ với một số tổ chức của Đức, đặc biệt là tổ chức DAAD để tranh thủ sự hỗ trợ của họ trong việc cấp học bổng. Thầy dành hết tiền lương để cấp học bổng cho sinh viên. Thầy là người khởi xướng, đóng góp, và vận động bạn bè cũng thường xuyên tổ chức nhiều chương trình thiện nguyện đến vùng đặc biệt khó khăn, đặc biệt là chương trình học bổng cho trẻ em tiểu học; hỗ trợ vốn cho phụ nữ nghèo phát triển ngành nghề truyền thống (2010); ở chương trình Nha Học Đường (2015), giúp khám chữa răng cho trẻ em ở Đức Hòa tỉnh Long An. Nhiều hoạt động này đến nay vẫn còn được tiếp tục.

Trong suốt cả cuộc đời, TS Phan Hoàng Đồng là một người trí thức giàu tâm huyết, đóng góp trí tuệ cho sự phát triển của đất nước. Các hoạt động của Thầy đã được ghi nhận với bằng khen của UBND TP HCM “về những đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của TP HCM”; bằng khen của UBND tỉnh Long An về việc thực hiện công tác xã hội ở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Thầy cũng nhận được các kỷ niệm chương và bằng khen của CHLB Đức về “những đóng góp cho ngành lâm nghiệp CHLB Đức” và những “hoạt động thúc đẩy sự hợp tác phát triển Đức-Việt Nam”.

Từ cuối tháng 8 năm 2019, bệnh tình của Thầy Đồng bắt đầu trở nặng, gia đình Thầy cố gắng tìm bệnh viện tốt nhất điều trị, các bác sĩ giỏi đã tận tình tìm phương cứu chữa, nhưng sau hơn hai tháng nằm bệnh viện, bệnh tình không thuyên giảm. Ngày 9 tháng 1 2020 Thầy được đưa về nhà và phút ngày 16 tháng 1 năm 2020 hồi 16 giờ 46, một trái tim hồng đã ngừng đập.

Kính thưa quí vị! Kính thưa tang quyến!

TS. Phan Hoàng Đồng ra đi đã để lại một khoảng trống cho gia đình, họ tộc, bạn bè, đồng nghiệp. Thầy đã đi xa, nhưng cuộc đời, sự nghiệp, đức độ, thanh danh của Thầy vẫn còn mãi trong nỗi tiếc thương vô hạn của gia đình, của bạn bè, họ hàng gần xa và của tất cả những ai dù chỉ biết Thầy qua các trang sách, bài báo.

Với tất cả tình cảm chân thành thân thương, thay mặt Ban Tổ chức tang lễ, xin kính cẩn vĩnh biệt Thầy. Chúng tôi thành tâm cầu nguyện hương linh TS. Phan Hoàng Đồng được yên nghỉ trong cõi vĩnh hằng. Xin chân thành và thống thiết chia buồn cùng bà quả phụ, các con, các cháu và họ tộc của TS. Phan Hoàng Đồng. Chúng tôi mong tang quyến cố gắng giữ gìn sức khỏe, cầu chúc quý vị được thân tâm an lạc.

Sau đây, xin tất cả dành một phút mặc niệm TS. Phan Hoàng Đồng!

Trần Văn Hảo
19 tháng 1 lúc 16:58

Nguồn: https://hoangkimlong.wordpress.com/2024/01/19/nho-thay-phan-hoang-dong/

LẬP PHÁP-HÀNH PHÁP-TƯ PHÁP phải độc lập

Đại-Dương

Ai cũng muốn hơn người nên theo đà tiến bộ của nhân loại mới phải sáng tạo ra mô hình Tam Quyền Phân Lập: LẬP PHÁP-HÀNH PHÁP-TƯ PHÁP.

Nhưng, bản tính của những con người thiếu rèn luyện cứ thích đứng trên đầu thiên hạ về học vấn, kinh doanh, võ thuật, thể thao, khoa học, nói phét … Joe Biden hai lần đạo văn bị bắt tại trận. Nữ Hiệu Trưởng thứ hai của Đại Học Harvard, Claudine Gay da đen 53 tuổi, từ chức ngày 2 tháng 1 năm 2024 vì đạo văn sau 6 tháng tại chức.Thời gian Đại Học, sinh viên Joe Biden cũng 2 lần đạo văn bị phạt.

Tham vọng này thể hiện trong sinh hoạt xã hội loài người qua các hành động thượng đội, hạ đạp, lừa đảo, dối trá, kênh kiệu, hèn hạ, ba hoa, xách mé.Nhân loại đã bước vào Thiên Niên Kỷ Thứ Hai rồi và đã từng trải biết bao biến đổi, tang thương mà tham, sân, si vẫn tồn tại mang thêm dấu hiệu gia tăng.Hiến Pháp Hoa Kỳ có hiệu lực từ năm 1789 đã tồn tại đến ngày nay mà không có quốc gia nào trên Quả Địa Cầu làm được. Nó tồn tại nhờ 27 tu chính án làm cho Hiến Pháp bắt kịp tiến trình phát triển của nhân loại mà không mất những mấu chốt chủ yếu của Bản Hiến Pháp tồn tại lâu nhất trên thế gian.

Đảng Dân Chủ muốn Tổng Thống Joe Biden, 82 tuổi được thêm một nhiệm kỳ nữa nên sử dụng nhiều thủ đoạn bá đạo để loại ứng viên đối lập Donald Trump ra khỏi cuộc đua.

Bộ máy Tư Pháp của Joe Biden đã áp dụng bất cứ thủ đoạn bá đạo nào nhằm gạt Donald Trump ra khỏi cuộc đua giống như cách ứng xử của các Đảng Cộng Sản cũng như nhóm Cộng Hoà Chuối !!!Vụ kiện của Biện Lý quận Manhattan Alvin Bragg chống lại cựu Tổng Thống Donald Trump được giới học giả và Tối Cao Pháp Viện nhận xét liên quan đến pháp lý, tố tụng mới nhất đã phơi bày các hành vi bất xứng, phi pháp của bộ máy Tư Pháp dưới trào Tổng Thống Joe Biden.Tòa Án Tối Cao xét xử các lập luận miễn trừ cho Tổng Thống nói chung hôm 25/4/2024Thẩm phán Samuel Alito của Toà Án Tối Cao Hoa Kỳ phát biểu: “Nếu một người đương nhiệm thua trong một cuộc bầu cử rất sít sao, đầy tranh cãi biết rằng khả năng thực sự có thể xảy ra sau khi rời nhiệm sở không phải là tổng thống có thể nghỉ hưu trong yên bình, mà là tổng thống có thể bị truy tố hình sự bằng một biện pháp cay đắng từ đối thủ chính trị, chẳng phải điều đó sẽ dẫn chúng ta vào một vòng luẩn quẩn làm mất ổn định hoạt động của đất nước chúng ta với tư cách là một nền dân chủ sao?

“Và chúng ta có thể nhìn khắp thế giới sẽ tìm ra những quốc gia mà chúng ta đã chứng kiến quá trình này, nơi kẻ thua cuộc sẽ bị tống vào tù”.Thẩm Phán Toà Án Tối Cao Hoa Kỳ, Neil Gorsuch cũng nhìn vào bức tranh toàn cảnh thay vì chỉ nhìn vào vụ án Trump, nói rằng “Chúng tôi đang viết ra một quy tắc cho mọi thời đại”.

John Shu, một học giả hiến pháp và cựu quan chức trong cả hai chính quyền George W. Bush, đã có cùng một góc độ “Đây là một vấn đề rất quan trọng và chính quyền Biden đã tạo ra một tiền lệ rất xấu để truy lùng không chỉ một cựu tổng thống mà cả một người đang thách đố việc tái tranh cử với Biden. Những gì chính quyền Biden đã làm ở đây mang lại vẻ ngoài khủng khiếp của sự trả thù và ở cấp độ chính sách quốc tế hoặc đối ngoại, nó khiến chúng tôi trông giống như một nước Cộng Hòa Chuối khác mà chúng ta thường chỉ trích vì truy tố hoặc cố gắng bỏ tù các đối thủ chính trị của họ”.Phân tích gia Pháp Lý và Giáo Sư Luật, Jonathan Turley đã công khai chỉ trích vụ Biện Lý quận Manhattan truy tố cựu Tổng Thống Donald Trump: (1) Số tiền bịt miệng ngôi sao khiêu dâm Stormy Daniels: chưa từng có, đáng nghi ngờ về mặt pháp lý và có động cơ chính trị; không được coi là vi phạm bầu cử theo luật Liên Bang và cũng không thường được coi là đóng góp chính trị vì thời hiệu khinh tội đã hết hạn truy tố. Trump có nhiều lý do cá nhân để đảm bảo một thỏa thuận không tiết lộ thông tin, chẳng hạn như bảo vệ cuộc hôn nhân và danh tiếng của mình trước công chúng. (2) Không tiết lộ thông tin trong bối cảnh hành vi thiếu thận trọng của cá nhân thường không được coi là vi phạm bầu cử theo luật liên bang và cũng không thường được coi là đóng góp chính trị. (3) Các khoản thanh toán cho những thỏa thuận không tiết lộ thông tin trong bối cảnh hành vi thiếu thận trọng của cá nhân thường không được coi là vi phạm bầu cử theo luật Liên Bang và cũng không thường được coi là đóng góp chính trị. (4) Matthew Colangelo, cựu quan chức hàng đầu của Bộ Tư Pháp Biden đã lộ rõ về động cơ chính trị tiềm ẩn đằng sau vụ truy tố, đặc biệt khi cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 đang đến gần.

Lập luận của Turley cho thấy cơ sở pháp lý cho các cáo buộc chống lại Trump là không chắc chắn. Ông chỉ trích chiến lược pháp lý hướng tới sự đàn áp chính trị hơn là mối quan tâm pháp lý thực sự.

Jonathan Turley đã tuyên bố: vụ kiện của Biện Lý quận Manhattan, Alvin Bragg chống lại cựu Tổng Thống Donald Trump gần như là một điều tục tĩu về mặt pháp lý: một cuộc truy tố chính trị công khai dựa trên một lý thuyết mà ngay cả các chuyên gia pháp lý cũng bác bỏ.Turley lập luận tại Toà Án Tối Cao “Nếu tòa án chấp nhận lập luận của Cố Vấn Đặc Biệt Jack Smith rằng một tổng thống sẽ không có quyền miễn trừ khỏi các cáo buộc hình sự, ngay cả đối với các hành vi chính thức được thực hiện trong nhiệm kỳ tổng thống của ông ấy. Nó sẽ để lại một tổng thống không được bảo vệ khỏi những cáo buộc vô tận từ các công tố viên có động cơ chính trị. Nếu tòa án chấp nhận lập luận của luật sư Trump, tổng thống sẽ hoàn toàn có quyền miễn trừ.

Chánh án John Roberts lưu ý rằng DC Circuit đã không thực hiện bất kỳ phân tích “tập trung” nào về các hành vi cơ bản … Roberts đọc tuyên bố [DC Circuit] của mình rằng “một cựu tổng thống có thể bị truy tố vì các hành vi chính thức của mình do thực tế của việc truy tố có nghĩa là cựu tổng thống đã hành động bất chấp pháp luật” và lưu ý rằng có vẻ như “một cựu tổng thống có thể bị truy tố vì ông ấy đang bị truy tố”.

Công tố viên đặc biệt lập luận rằng việc bảo vệ các tổng thống phải dựa trên động cơ và phán đoán tốt của các công tố viên. Đó thực sự là một lời đảm bảo “Hãy tin tưởng chúng tôi, chúng tôi là chính phủ”.

Thẩm phán Samuel Alito và những người khác đặt câu hỏi liệu sự tin cậy như vậy có đúng đắn sau nhiều thập kỷ lạm dụng đã được chứng minh của các công tố viên hay không?

Cuối cùng, nếu không có quyền miễn trừ, liệu Tổng Thống Barack Obama có thể thoát khỏi bị truy tố vì [thực tế] đã ra lệnh giết một công dân [Mỹ] bằng máy bay không người lái và sau đó giết chết con trai ông ta bằng máy bay không người lái thứ hai?Hành vi phân biệt chính trị quá lộ liễu của Tập Đoàn Barack Obama-Joe Biden.

Chính phủ khẳng định có một ngoại lệ đối với những hành vi như vậy khỏi quy chế giết người. Cuối cùng, không bên nào đưa ra một con đường đặc biệt hấp dẫn. Không có khả năng miễn dịch hoặc miễn dịch hoàn toàn, mỗi thứ đều ẩn chứa những mối nguy hiểm rõ ràng.

Chức vị Tổng Thống có toàn quyền hành động tức thời, chính xác để bảo vệ công dân an toàn và quốc gia độc lập, tự chủ nên không cần phải chờ đến sự chấp thuận của bất cứ ai. Khi ra trận, binh sĩ sẽ bắn bất cứ ai mà cảm nhận như kẻ thù chẳng cần ý kiến từ cấp chỉ huy trực tiếp. Đó là mạng sống của bản thân và đồng đội.Tổng Thống Hoa Kỳ mà chờ lệnh khai hoả từ giới công tố viên cạo giấy thì quốc gia đã sụp đổ hoặc tan rã từ lâu rồi.

Nhằm giữ bí mật quốc gia nên không Tổng Thống Mỹ nào phải báo cáo cho giới công tố viên bất cứ hành động nào sẽ thực hiện.

Có như thế, Hoa Kỳ mới trở thành siêu cường số 1 trên thế sau khi Liên Xô sụp đổ.Trên nguyên tắc, Nguyên Thủ Quốc Gia muốn khai chiến với nước ngoài phải được Quốc Hội phê chuẩn.

Điều ấy chỉ có trên lý thuyết, văn kiện rất xa rời thực tế.

Công tố viên chỉ là một bộ phận nhỏ trong xã hội. Đừng tưởng mình là “bàn tay che trời”.

Đại-Dương

[category DD-V]

“Đầm lầy Washington” và “Chính phủ ngầm”CLB

CLB Đọc Sách•Thứ Hai, 23/11/2020

Kết quả cuối cùng liên quan đến cuộc chiến pháp lý trong tổng tuyển cử của Mỹ năm 2020 vẫn bỏ ngỏ. Dù vậy, qua cuộc bầu cử lần này cũng cho công luận thế giới thấy nhiều điều khuất tất trong quá khứ. Chẳng hạn như cái gọi là “Đầm lầy Washington”“Chính phủ ngầm” (Deep state) trong nước Mỹ mà trước đây ít được đề cập đến.

(Ảnh: Lightspring/ Shutterstock)

Cái gọi là “Đầm lầy Washington” ám chỉ thủ đô Mỹ đầy rẫy những nhóm lợi ích cố thủ như thể những kẻ săn mồi trong đầm lầy, và chính những nhóm lợi ích này đang thống trị nền chính trị Mỹ. Còn “Chính phủ ngầm” (hay nhà nước ngầm – Deep state) ám chỉ thực tế là ngoài chính phủ công khai thì nước Mỹ còn ẩn chứa thế lực đen tối thao túng, quyền lực của họ đủ để ảnh hưởng đến việc ra quyết định của chính phủ.

“Chính phủ ngầm” tại Mỹ này bao gồm cá nhân hoặc nhóm cá nhân thuộc thành phần sau: bộ máy tình báo chủ chốt, nhân vật chính trị kỳ cựu, quan chức cấp cao hoặc lâu năm trong Chính phủ Mỹ không do người dân bầu lên (chẳng hạn như công chức cấp cao), tập đoàn doanh nghiệp hàng đầu, giới quân đội hoặc thế lực tội phạm, ngành công nghiệp quốc phòng, ngành chống khủng bố, ngành tài chính quốc gia, công ty truyền thông. Họ đã hình thành một cộng đồng lợi ích phức tạp và đan xen, ở một mức độ nào đó giống với đặc quyền thời phong kiến, Tổng thống Mỹ nào “đánh chuột không muốn vỡ bình” thường không muốn dây vào họ.

Vốn dĩ cả hai phe Dân chủ và Cộng hòa đều có thành viên liên quan “Chính phủ ngầm” này, nhưng xu hướng chung nghiêng về Đảng Dân chủ hơn. Vì kể từ năm 1992 khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ và thế giới bước vào kỷ nguyên “toàn cầu hóa”, trong kỷ nguyên “toàn cầu hóa” này (24 năm từ 1992 đến 2016), phe Dân chủ đã cầm quyền được đến 16 năm (Clinton và Obama), còn phe Cộng hòa mới có 8 năm (Bush con). Vậy nên, chính lợi thế nắm quyền trong thời gian dài đã khiến phe Dân chủ dính vào thế lực đen tối này sâu rộng hơn, đây là vấn đề cần lưu ý thứ nhất. So với phe Cộng hòa thì phe Dân chủ đón nhận toàn cầu hóa mạnh mẽ hơn, và bản thân “Chính phủ ngầm” này nhận được nhiều lợi ích nhất từ ​​“toàn cầu hóa”, và đây là vấn đề cần lưu ý thứ hai. Hai yếu tố này khiến thế lực đen tối ở vùng đầm lầy Washington ủng hộ Đảng Dân chủ hơn.

Sau khi ông Trump nhậm chức đã nhiều lần nhấn mạnh “tát cạn đầm lầy” (drain the swamp), thống kê cho thấy trong cuộc bầu cử năm 2016, ông Trump đã 79 lần nhắc đến từ này, trong 4 năm nhiệm kỳ, TT. Trump cũng đã 75 lần nhắc lại vấn đề này, và thực tế cũng đã hành động như vậy trong một số lĩnh vực. Dù hiệu quả hành động rất hạn chế nhưng như vậy cũng đủ đụng đến quyền lợi của “Chính phủ ngầm”. Vì thế, nhóm lợi ích phải tận lực ngăn chặn TT. Trump tái đắc cử. Trong tổng tuyển cử lần này có thể thấy rõ sự vận hành của “Chính phủ ngầm” này.

Dễ thấy tất cả các tổ chức truyền thông chính thống ở Mỹ đều im lặng trong sự cố máy tính của con trai ứng viên Biden phe Dân chủ bị phanh phui, còn truyền thông xã hội Mỹ thì càng ý thức che đậy thông tin về vụ bê bối này. Tính nhất quán trong hành động của các tổ chức truyền thông chính thống này khiến công luận phải nghi ngờ liệu có tổ chức nào ở Mỹ điều phối các tổ chức truyền thông khác nhau này hay không. Nhờ “Đạo luật Viễn thông năm 1996” (Telecommunications Act of 1996) được thông qua dưới thời chính quyền Clinton, khiến tình trạng độc quyền nghiêm trọng đã xuất hiện trong ngành truyền thông Mỹ. Sáu công ty, cụ thể là Viacom, News Corp, Comcast, CBS, Time Warner và Disney, kiểm soát hơn 90% các công ty truyền thông ở Mỹ. Thực trạng đó giúp lý giải hiện tượng nhất trí đồng loạt ủng hộ ứng viên Biden trong giới truyền thông chính thống của Mỹ, vấn đề rõ ràng có mối quan hệ tuyệt đối với những ông trùm truyền thông ở đầm lầy Washington.

Trong suốt quá trình bầu cử, các thông điệp của TT. Trump liên tục bị các tổ chức truyền thông chính thống ngăn chặn, ngay cả khi sau bầu cử ông đưa ra cáo buộc gian lận trong một buổi họp báo của Nhà Trắng, khi đó tất cả các tổ chức truyền thông chính thống đã bất ngờ ngắt chương trình phát sóng trực tiếp với lý do những cáo buộc không có bằng chứng xác thực, động thái nhất quán với nhau một cách đáng ngạc nhiên. Hành vi như vậy vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc nền tảng của hoạt động truyền thông. Thậm chí tất cả các bình luận trên Twitter và Facebook liên quan đến gian lận đều bị kiểm duyệt, ngay cả những độc giả đề cập đến thông tin gian lận trên Twitter và Facebook cũng bị đánh dấu vàng hoặc ngăn chặn. Thật khó hiểu tại sao lại có sự nhất quán như vậy đối với một xã hội nhấn mạnh chủ nghĩa đa nguyên như Mỹ.

Tất cả như thể có một nước khác nằm trong lòng nước Mỹ, nhóm người này phớt lờ sự luân chuyển đảng phái, kiểm soát công việc nội bộ và ngoại giao, tiến hành can thiệp quân sự và các hiệp định thương mại quốc tế, để một số ít giới tinh hoa doanh nghiệp có thể kiểm soát các nguồn lực toàn cầu. Đối với thế lực lợi ích ngầm này thì ranh giới quốc gia dân tộc là chướng ngại vật cuối cùng cản trở họ, vì vậy họ tận lực để loại bỏ TT. Trump, tận lực hạ bệ TT. Trump. Vì TT. Trump phản đối chủ nghĩa toàn cầu và chủ trương xé bỏ các hiệp định thương mại đa phương gây đe dọa đối với nhóm lợi ích, do đó TT. Trump trở thành cái gai trong mắt họ.

TT. Trump xuất thân là doanh nhân chưa bao giờ thuộc giới chính trị Washington nhưng lại thề “tát cạn đầm lầy Washington”, làm sao không khiến các thế lực đen tối cố thủ lao vào hành động nhằm hạ bệ ông? Những ai không hiểu rõ bối cảnh này sẽ khó hiểu được vô số những hiện tượng quái đản đã diễn ra trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này.

(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm riêng của ​​cá nhân tác giả được đăng lại từ nguồn CLB Đọc Sách Qua Đêm)

Nguồn: https://trithucvn.co/blog/dam-lay-washington-va-chinh-phu-ngam.html

Deep State và Đảng Dân Chủ: chủ trương xóa bỏ niềm tin của TT Washington và các nhà lập quốc Hoa Kỳ

Tổng Thống Washington và các nhà lập quốc của Hoa Kỳ đặt niềm tin vào Thiên Chúa  (mà chúng ta gọi là Ông Trời, Đấng Tạo Hóa, Thượng Đế…tùy theo niềm tin của các tôn giáo và niềm tin của mỗi người chúng ta) “IN GOD WE TRUST” để hướng dẫn nước Mỹ đến một nền Dân Chủ, Tự Do, Công Bằng, Vị Tha, Bác Ái, Bình Đẳng, Hòa Hợp, Hòa Bình, Thịnh Vượng..

Gần 250 năm qua, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ  (United States of America – USA) là một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới và là niềm mơ ước cho toàn thế giới… Bất cứ ai cũng mơ ước được sống trên đất Mỹ, được trở  thành công dân Mỹ để được hưởng các quyền Tự Do Dân Chủ, được Hiến Pháp và Luật Pháp của Hoa Kỳ bảo vệ.

Nhưng kể từ khi Barack H. Obama trở thành Tổng Thống 44 của Hoa Kỳ (từ 2008) ông ta đã thực hiện chủ trương của Deep State mà người đứng đằng sau Obama chính là Tỷ phú George Soros với chủ trương “Trật Tự Thế Giới Mới” (New World Order) một hình thức của “Thế Giới Đại Đồng” của Chủ Nghĩa Cộng Sản Marxisme – Leninisme (tức chủ nghĩa Mác Lê Nin mà sau 30/4/1975 Toàn Dân Miền Nam VN lần đầu tiên được nghe nói đến và được giảng dạy trong các trường học. Riêng Miền Bắc VN, từ sau Hiệp định Geneve (20/7/1954) đã được chính thức học tập từ trong trường học đến ngoài xã hội, từ thành phố đến nông thôn…

Từ khi  Obama lên làm Tổng Thống Hoa Kỳ (02 nhiệm kỳ tổng cộng 8 năm (2008-2016), đã công khai chống lại Kitô giáo (gồm Công Giáo, Chính Thống Giáo, Anh Giáo và Tin Lành) cụ thể là xóa bỏ chữ Christ (hay Jesus Christ) Ngày lễ Christmas và danh  từ Merry Christmas (25 December…) đã trở thành Happy Holiday…

Obama chủ trương “hôn nhân đồng tính” cho phép “chuyển giới” cho phép “phá thai vô giới  hạn” bắt buộc các tổ chức tôn giáo như bệnh viện, các tổ chức từ thiện, các tổ chức  phục vụ các nhà thờ, các giáo xứ,v.v. phải mua bảo hiểm “Obama Care” cho nữ nhân  viên trong đó có bảo hiểm phá thai” (Công Giáo, Tin Lành,v.v. nói chung các tôn giáo đều chống phá thai vì phá thai là tội giết người”…) Vì không mua bảo hiểm  phá thai cho nữ nhân viên nên các bệnh viện và các tổ chức của các tôn giáo…cụ thể  là Công Giáo…đã bị đóng cửa…

Tại tiểu bang California, thời gian Kamala Harris làm  Bộ Trưởng Tư Pháp Tiểu Bang (do đảng Dân Chủ lãnh đạo), đã ra lệnh đóng cửa  các bệnh viện và các tổ chức của Công Giáo không chịu mua bảo hiểm phá thai cho nữ nhân viên. Tổng Thống hiện nay, và Kamala Harris, với tư cách Phó Tổng Thống, đã đi khắp nước Mỹ vận động “ủng hộ quyền phá thai của phụ nữ vô giới hạn” Harris và các Dân Biểu Dân Chủ  nói “Thai nhi trong tử cung thuộc quyền người mẹ…” Người mẹ muốn cho nó sống hay cho nó chết là quyền của người mẹ…Ngay cả khi nó đã được sinh ra rồi, người mẹ không muốn cho nó sống thì cũng có thể bóp mũi cho nó chết.” 

Đối với các tôn giáo và đối với luân lý đạo đức thông thường trong xã hội loài người giết một đứa trẻ là tội giết người. Khi một người nam và một người nữ găp nhau, qua sự giao hợp, tinh trùng dương và tinh trùng âm gặp nhau tại tử cung của người nữ (người mẹ) từ giây phút đầu tiên, người mẹ có thai trong tử cung, người mẹ cũng như người cha (vợ, chồng) hoàn toàn không biết đứa  con đó là trai hay gái, mặt mũi như thế nào, cuộc đời tương  lai của nó như thế nào? Cha, mẹ chỉ làm đúng theo luật của Tạo Hóa, của Ông Trời, của Thiên Chúa thì kết quả là thai nhi trong tử cung người mẹ. Cha, mẹ là người cộng tác với Thiên Chúa chứ không phải là chủ của thai nhi. Chính Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa mới là chủ của thai nhi. Vì thế, cha mẹ không có quyền giết thai nhi. Ngoại trừ phải cứu người mẹ thì Bác Sĩ mới có quyền phá thai .

Chuyển giới, hôn nhân đồng tính…đều trái với luật tự nhiên, trái với luật của Thiên Chúa, luật của Tạo Hóa…Động vật hay Thực vật đều có âm, có dương…Hai con đực sống với nhau không thể sinh con được, hai người nam hay hai người nữ sống với nhau không thể sinh con được. Do đó, hôn nhân đồng tính là trái với luật của Thiên Chúa, luật của Tạo Hóa…Các tôn giáo không chấp nhận điều đó. Những người không có tôn giáo cũng vậy, không ai chấp nhận hôn nhân đồng tính vì đó là điều trái với luật tự nhiên.

Đảng Dân Chủ, Tổng Thống Joe Biden, Phó Tổng Thống Kamala Harris…khuyến khích chuyển giới, khuyến khích hôn nhân đồng tính, khuyến khích phá thai vô giới hạn…là chống lại niềm tin tôn giáo…Tất cả những chủ trương của đảng Dân Chủ hiện nay là đi theo con đường của Satan, chống lại Thiên Chúa, đề cao điều Ác, khuyến khích điều Ác và chống lại điều Thiện. Đó là con đường đưa nước Mỹ xuống vực sâu tội lỗi, chống lại niềm tin “In God We Trust” của các nhà lập quốc mà đại diện là Tổng Thống Washington…là người đặt niềm tin vào Thiên Chúa…Hiến Pháp Hoa Kỳ 1776 là Hiến Pháp Dân Chủ đã đưa Hoa Kỳ đến một chế độ Tự Do, Dân Chủ, Công Bằng, Bác Ái, Nhân Đạo, Đoàn Kết, Hòa Bình, Thịnh Vượng…Người dân được hưởng các quyền tự do dân chủ, được Hiến pháp và Luật Pháp Bảo Vệ…

Chính đảng đối lập đóng vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt chính trị của một chế độ Dân Chủ…Hiện nay Đảng Dân Chủ và Deep State (do George Soros) đứng đằng sau, trong bóng tối điều khiển Joe Biden quyết loại bỏ ứng cử viên Tổng Thống của Đảng Cộng Hòa là cựu Tổng Thống Donald Trump (đối lập)  với ứng cử viên Joe Biden (đảng Dân Chủ đang lãnh đạo Chính quyền hiện nay)…

Bộ Tư Pháp và các Tòa Án Độc Tài, xét xử bất công, quyết loại trừ cựu Tổng Thống Donald Trump (ứng cử viên duy nhất của đảng Cộng Hòa là đảng Đối Lập)…Nếu Tối Cao Pháp Viện không can thiệp để bảo vệ Hiến Pháp Hoa Kỳ, để bảo vệ quyền ứng cử của công dân, quyền ứng cử của đảng đối lập…thì cuộc bầu cử Tổng Thống tháng 11/2024 sắp tới sẽ là cuộc bầu cử “độc diễn” với một ứng cử viên duy nhất là Joe Biden, Tổng Thống tái ứng cử của Đảng Dân Chủ…Hiến Pháp của Hoa Kỳ không được tôn trọng…Nền Dân Chủ của Hoa Kỳ sẽ sụp đổ và Toàn dân Hoa Kỳ sẽ sống dưới chế độ độc tài toàn trị của Đảng Dân Chủ như các nước theo chế độ Cộng Sản hiện nay: Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cuba và Nga của Putin (một nước độc tài do Putin hết làm Tổng Thống đến làm Thủ Tướng từ hơn 30 năm nay – cũng là  độc tài Cộng Sản trá hình…)

Hoa Kỳ sẽ không còn là một quốc gia do những người có niềm tin vào Thiên Chúa lãnh đạo “In God we Trust” mà do những người của Satan lãnh đạo…Hoa Kỳ sẽ sụp đổ, dân Mỹ sẽ mất niềm tin, Hoa Kỳ sẽ là  nước theo chế độ độc tài. Thế giới dân chủ, tự do không ai còn kính trọng, tin tưởng vào Hoa Kỳ…

Hiện nay, thế giới đang theo dõi nước Mỹ với thái độ chê cười, khinh bỉ…Tương lai của nước Mỹ sẽ ở trong vòng tay của Satan…Thiên Chúa không còn “ở cùng anh chị em” (God is with you) mà “Satan is with you…”

GS Nguyễn Lý-Tưởng (22/4/2024)

*****

Xin nhắc lại

Chính Bà Michelle Obama là Đệ Nhất Phu Nhân của TT Obama cũng là người chuyển giới, hai vợ chồng không có con nên đã nuôi con gái của người khác làm con nuôi)…

Mới đây, TT Joe Biden (là người luôn tự xưng mình là tín hữu đạo Công Giáo) nhưng trong ngày Lễ Phục Sinh 31/3/2024, ông đã long trọng tuyên bố “Ngày 31/3/2024 là ngày “vinh danh của người chuyển giới”…

Điều đó đã khiên cho hơn 02 tỷ người Kitô hữu trên toàn thế giới (gồm Công Giáo, Anh Giáo, Chính Thống Giáo, các Giáo phái Tin Lành…) vô cùng bất mãn và đã lên tiếng phản đối.

Chính Đức Giáo Hoàng Francis tại Vatican cũng đã lên tiếng phản đối. Joe Biden trả lời “Ông ta không biết ngày 31/3/2024 là ngày Lễ Phục Sinh  (Easter, Resurrection Day…của người Christian – Kitô hữu)…

Joe Biden tự nhận mình là người Công Giáo, thuộc gia đình theo đạo Công Giáo lâu đời mà không biết ngày 31/3/2024 là ngày Lễ Phục Sinh, tất nhiên ngày hôm đó Ông đã không tham dự Thánh Lễ tại Thánh Đường vì là ngày Lễ trọng, lễ buộc đối với người Công giáo mà ông nói “Ông không biết”…

Obama lên làm Tổng Thống không làm được một điều gì tốt đẹp cho nước Mỹ, chỉ toàn là những điều nhục nhã cho nước Mỹ, tiêu xài phung phí, mắc nợ hàng chục ngàn tỷ dollars (tiền nợ của Obama bằng tất cả các Tổng Thống trước ông ta cộng lại)…

Obama và Hillary Clinton (Bộ Trưởng Ngoại Giao) âm mưu để cho bọn Khủng bố Hồi Giáo tấn công Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ và giết Đại Sứ Stevens…một cách dã man mặc dù Đại Sứ Stevens kêu cứu suốt đêm đến sáng…

Obama cho máy bay chở gần 500 triệu dollars tiền mặt trả cho bọn khủng bố để chuộc con tin Mỹ…Obama đi khắp các nước Hồi giáo cúi đầu xin lỗi một cách nhục nhã điều mà trước ông ta chưa có một Tổng Thống Hoa Kỳ nào làm như thế…

NGÀY GIỖ CỦA BA TÔI

Khánh Lưu

– Ba con vẫn còn mất tích mà! 

Đó là cái lý của mẹ mỗi khi chị em tôi tính chuyện lập bàn thờ cho ba. Mẹ vẫn hy vọng một ngày nào đó ba sẽ đột ngột quay về.

Lần cuối cùng ba về là tết năm Quý Mão nhưng chỉ ở nhà được mỗi ngày Mồng Một là ba phải về đơn vị vì tình hình chiến sự ngày đó nóng lắm. Sau tết, tin từ các mặt trận ngày một xấu. Tây nguyên thất thủ, Quảng Trị đánh lớn rồi thất thủ, quân VNCH rút về Huế rồi co cụm tại Đà Nẵng. Tiếp đến là tin mất Tam Kỳ, Nha Trang, cuối cùng là trận cầm cự đẫm máu Xuân Lộc rồi miền Nam thất thủ hoàn toàn.

Từng ấy ngày diễn ra chiến sự, mẹ tôi đứng ngồi không yên. Không đêm nào bà trọn giấc, cứ thấp thỏm lo cho ba tôi giữa làn tên mũi đạn.
Tin Sài Gòn giải phóng qua radio, mẹ tôi thở phào:

-Vậy là hoà bình rồi! Hết đánh nhau rồi! Ba con sẽ sớm trở về thôi.
Bà hy vọng sẽ một đêm có tiếng gõ cửa đánh thức để bà được ôm ba tôi khi ông đột ngột xuất hiện. Rồi tiếng gõ đợi chờ cũng đến. Đêm đó nghe tiếng gõ, mẹ bật dậy sung sướng: “Ba con về!”. Bà ào ra mở cửa. Bà và hai chị em tôi sững người. Không phải ba mà là ba người cách mạng. Một người mặc đồ dân sự, hai người còn lại mặc đồ bà ba mang súng. 

Mẹ tôi mời họ ngồi. Người cán bộ dân sự từ tốn:

-Tôi đến hỏi tin tức anh nhà. Đã hơn một tháng vẫn chưa thấy anh ấy lên trình diện chính quyền cách mạng.

Lúc đầu mẹ tôi nghe sợ nhưng nghe người cán bộ nói mẹ cũng an lòng, bà đáp:

-Tôi cũng mong anh ấy về hoặc tin tức về anh nhưng đến nay vẫn chưa thấy. Khi nào ảnh về tôi sẽ bảo ảnh nhanh lên trình diện. Gia đình cũng mong các anh giúp đỡ, nếu có tin tức gì về chồng tôi xin báo cho gia đình tôi biết.

Họ đi ra, để lại niềm hy vọng cho mẹ tôi hết tính bằng ngày, chuyển qua tháng rồi tính bằng năm. Ba tôi vẫn biền biệt.

Những ngày sau đó là những ngày khốn khổ. Gia đình tôi là gia đình nguỵ quân. Mẹ tôi xoay xở đủ thứ để lo cho ba miệng ăn. Của cải rồi vật dụng trong nhà từ dây chuyền, hoa tai sau đến quạt máy, bàn là… cái gì bán được mẹ cũng bán để lo cho cuộc sống khốn khó của ba miệng ăn. 

Chị em tôi đi học lại nhưng ba năm sau chị phải ở nhà cùng mẹ bươn chải, bán bánh, bán xôi ở bến xe để có tiền lo cho cái ăn cái mặc và để nuôi tôi đi học. Khổ quá, dù cật lực cũng không đủ ăn, chị tôi xin đi công nhân đường sắt. Mẹ tôi thương con rướm nước mắt nhưng không còn đường nào khác. Tôi cũng muốn nghỉ học để đi kiếm việc làm nhưng mẹ nhất quyết không cho. Mẹ buồn buồn: “Chị con nghỉ học giữa chừng mẹ đau lòng lắm rồi, con mà nghỉ nữa, ba về mẹ ăn nói với ba sao đây!” 

Mẹ tôi vẫn hy vọng. Khắp trại cải tạo từ nam ra bắc, ai bà biết có người thân cải tạo cũng nhờ hỏi tin tức về ba tôi. Bà vẫn đợi chờ, không có tin trong nước, bà mong tin từ nước ngoài. Biết đâu ba tôi đã được định cư ở một quốc gia nào đó.

Tôi tốt nghiệp cấp 3, định nộp đơn thi vào đại học nhưng đơn tôi đã bị gạt khi chưa kịp đến “vòng gửi xe” vì lời nhận xét trong lý lịch:

Cha: Đại uý, sĩ quan ác ôn nguỵ.

Tôi chán nản không thiết gì với tương lai giờ chỉ lo tìm việc gì kiếm được tiền giúp mẹ. 

Nghe ý định mở quán sửa xe đạp, mẹ tôi ủng hộ. Bà chắt bóp đồng tiền kiếm được và vay mượn thêm mua cho tôi bộ đồ nghề. Nhà tôi mặt phố nên tôi làm quán sửa xe ngay tại nhà.

Từ sửa xe đạp tôi mày mò tìm hiểu rồi sửa được xe máy honda. Tuy không khá mấy nhưng cũng có được đồng tiền giúp mẹ. Năm năm sau chị tôi lấy chồng xa, mẹ tôi cũng yếu dần vì gánh xôi trên vai mẹ. Một hôm mẹ về bảo tôi:
-Con nè! Mẹ nghe ngoài bến xe họ nói là từ nay thi đại học họ bỏ xét lý lịch. Hay là con nộp đơn thi thử.

Tôi cười buồn:

– Năm năm rồi, chữ thầy đã trả cho thầy, còn nhớ chi đâu mà thi hả mẹ!.

Mẹ vãn động viên:

– Con từng là học sinh giỏi nhất trường mà! Con thử ôn  lại hay đi học thêm, mẹ dành dụm được ít tiền chắc cũng đủ cho con học.

Tôi tìm hiểu và đúng như mẹ nói. Trong công cuộc “mở cửa” nhà nước đã bước đầu “mở trói”, bớt phân biệt thái độ chính trị, trước hết là cho thành phần con em gia đình dính líu đến chế độ cũ được học đại học. 

Tôi bỏ ra ba tháng ôn luyện kiến thức cơ bản, vốn gần như quên sạch. Sau đó bằng đồng tiền tích cóp ít ỏi, tôi lùng mua các cuốn sách luyện thi đại học. Tiền mẹ cho, tôi xin ghi tên học mấy khoá luyện thi đại học cấp tốc.

Đúng vậy, lần này làm lý lịch, phần chứng nhận của phường chỉ ghi: Lý lịch khai đúng như hồ sơ tại địa phương. Tôi nộp hồ sơ thi vào đại học kinh tế.

Tôi đậu đại học. Mẹ tôi mừng phát khóc khi tôi đọc điểm thi trên giấy báo khá cao để khoe mẹ.

Tôi vào trường đại học trong điều kiện cực kỳ khốn khó. Chị tôi không đủ sức lo cho gia đình chị thì làm sao có thể giúp tôi. Đôi vai mẹ cũng không còn sức nuôi tôi trên gánh xôi đi – về của mẹ. Tôi chống chọi với miếng ăn nơi thành phố đã khó huống gì việc học.

 May mà trong cái khó ló cái khôn. Trường đại học có một khoảnh đất hẹp, cỏ mọc giáp đường. Tôi lên ban giám hiệu trình bày hoàn cảnh, xin được đặt tạm cái lều chỗ đó để làm quán sửa xe. Thông cảm hoàn cảnh của tôi, nhà trường đồng ý. Vậy là tôi đã có cần câu cơm. Một buổi đi học, một buổi tôi thay bộ đồ, làm anh thợ sửa xe bên cái quán tềnh toàng với cái tên rất gợi: “Quán sửa xe Sinh viên”. Tôi sửa chủ yếu xe đạp cho sinh viên. Giá cả cũng rất “sinh viên” vì ai cũng nghèo mà! 

Qua gần 4 năm tôi bám trụ “cần câu cơm” để học và để mơ về tương lai của mình. Có lẽ ở trường tôi là sinh viên nổi tiếng với 3 cái nhất: Sinh viên già nhất, nghèo nhất và… giỏi nhất khoá.

Giữa học kỳ 1 năm cuối, trường có buổi hội thảo về thị trường Châu  Âu. Diễn giả là một tiến sĩ người Thuỵ  Sĩ, Dr Moolie Hoods. Sinh viên tham dự phần lớn do tính hiếu kỳ vì ngày đó khái niệm “kinh tế thị trường” còn lạ lẫm lắm, có lẽ trừ tôi ra. Từ khi đọc được cuốn Economics: An Introductory Analysis của nhà kinh tế học người Mỹ, Paul Samuelson, tôi hiểu rằng kiến thức kinh tế học được ở nhà trường chỉ là hạt cát, nhiều khi những điều học từ giáo trình xem ra rất phản quy luật. Do vậy được tham gia dự thính buổi hội thảo với tôi là cơ hội quý giá nhất để hiểu biết thêm về nền kinh tế châu  Âu tư bản.

Tôi chăm chú nghe ngài Hoods giới thiệu về kinh tế châu Âu trong giai đoạn tiền hợp nhất thành EU và tương lai sắp tới mà cứ há hốc mồm. Tôi không cần nghe qua phiên dịch, thậm chí người phiên dịch trong nhiều ngữ cảnh dịch rất tệ. Tiếng Anh với tôi cũng không khó khăn gì vì từ hồi 5 tuổi, ba tôi đã gửi tôi vào trường của hội Việt – Mỹ nên sau 7 năm, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ thứ hai của tôi rồi. Thời gian gần đây tôi thích tìm đọc các sách báo bằng tiếng Anh và nghe đài nước ngoài nên vốn liếng Anh ngữ của tôi ngày được nâng cao.

Sau bài giới thiệu về nền kinh tế châu Âu, ngài Hoods khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi để ông trao đổi, trả lời. Chỉ một vài sinh viên đứng lên dè dặt đặt câu hỏi mà kiến thức chủ yếu không vượt qua được những gì tiếp thu tại giảng đường. 

Vẻ thất vọng thoáng hiện trên khuôn mặt ngài Hoods. Đợi không còn ai hỏi nữa, tôi đứng dậy đặt câu hỏi bằng tiếng Anh. Mắt ông sáng lên đầy thú vị vì chỉ có tôi là sinh viên trao đổi trực tiếp bằng tiếng Anh với ông.

Diễn đàn trở nên hấp dẫn vì cuộc trao đổi và tranh luận bằng tiếng Anh chỉ có tôi và ngài Hoods. Sinh viên chủ yếu ngồi nghe chứ phần lớn không hiểu hết chúng tôi tranh luận về đề tài, nội dung gì, chỉ biết rằng họ rất ngưỡng mộ mỗi khi tôi đối đáp bằng tiếng Anh và được ngài Hoods gật đầu kèm với nụ cười.

Buổi chiều, khi tôi còn loay hoay trong bộ đồ dính đầy dầu mỡ để sửa xe thì bỗng nghe tiếng gọi: “Hi!”. Tôi ngẩng lên thì ngài Hoods tay cầm máy ảnh vừa nháy tôi một pô. Tôi đứng dậy chào, đưa tay bắt nhưng sực nhớ tay mình đang nhem nhuốc, định rụt về thì ngài đã bắt tay tôi lắc mạnh, cười tươi thân thiện: “No problem! you’re good!”.

 Tôi lấy chiếc ghế đòn, phủi bụi mời ông ngồi. Ông đưa máy ảnh chụp “gara” tôi thêm vài kiểu nữa rồi ngồi xuống ghế. Cứ tưởng sau buổi hội thảo khi sáng ông đã đi rồi. Ông bảo đoàn ông còn buổi chiều làm việc với nhà trường về việc tài trợ học bổng tương lai. Người phụ trách đoàn ông đang làm việc với ban giám hiệu, ông tranh thủ dạo chơi quanh trường chụp mấy kiểu ảnh làm kỷ niệm và không ngờ gặp tôi nơi đây. Ông hỏi tôi về gia đình, về tài chính học tập. Tôi kể sơ về hoàn cảnh của mình và cười chỉ bộ đồ nghề sửa xe bảo là “nhà tài trợ tài chính” cho tôi suốt 4 năm đại học. Ông cười, trong nụ cười chứa đầy thông cảm. Cuối buổi ông hỏi tôi là có khi nào nghĩ đến du học nước ngoài không? Tôi lắc đầu bảo là tôi sống được để học là nhờ cái “gara” này thì lấy tiền đâu mà ra nước ngoài. Chỉ mong học xong có được việc làm là mừng lắm rồi.

Ông chia tay tôi bằng nụ cười với ngón tay “number one” cùng với một lời khen: “good!”

Một tháng sau, một người bạn học báo là tôi có thư từ nước ngoài. Tôi mừng phát run, chạy lên văn phòng khoa. Cứ nghĩ là ba tôi ở một nơi nào đó gửi về. Nhưng khi nhận thư, xem lại là thư ngài Hoods gửi cho tôi. Tôi đọc thư. Dr Hoods kể rằng đã đọc qua học bạ của tôi, về nước ông đã trao đổi với  viện công nghệ danh tiến của Thuỵ Sĩ là ETH Zurich và xin cho tôi được 1 suất học bổng toàn phần để làm luận án Master sau khi tôi tốt nghiệp đại học. Kèm theo thư là các tài liệu giới thiệu về trường  ETH Zurich cùng các mẫu đơn và bản hướng dẫn về hồ sơ xin học bổng.

Dù không phải thư của ba nhưng tôi mừng khôn xiết. Úp lá thư ngài Hoods vào ngực tôi nhắm mắt cho cơn mơ vượt khỏi dải đất hình chữ S bay đến tận trời  Âu. 

Tôi tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi. Theo hướng dẫn, tôi làm đơn và gửi cho viện ETH Zurich rồi chờ đợi. Một tháng, hai tháng tôi đợi thư trả lời từ Thuỵ Sĩ nhưng đến tháng thứ ba thì hy vọng trong tôi tắt lịm. Tôi lại quay về thực tại là mơ ước được một chân nhân viên quèn ở bất kỳ công ty nào để có việc làm.

Trong cơn tuyệt vọng thì ngài Hoods như từ trên trời rơi xuống. Ngài quay lại Việt Nam tìm tôi vì tin chắc có chuyện không hay nào đó xảy ra với tôi vì ngài đã liên hệ với viện ETH Zuủich. Họ báo rằng đã gửi thư chấp nhận đến 2 lần  nhưng không thấy tôi liên hệ lại. Khoá học mới đã học 1 tháng nhưng không có tên tôi nên ông quyết định sang tìm tôi. Khi biết tôi chưa nhận được bất cứ thư nào, ông đã hiểu ra. Ông cầm tay tôi động viên: “Đừng từ bỏ hy vọng, anh bạn trẻ! Tôi sẽ làm hết sức mình”.

Ông chia tay tôi bay ra làm việc và nhờ đại sứ quán Thuỵ Sĩ tại Hà Nội can thiệp. Chưa đến một tuần, hai thư chấp nhận của viện ETH Zurich gửi các tháng trước đã đến được với tôi.

Nửa tháng sau tôi từ giã mẹ và chị, bay qua châu  Âu bằng vé máy bay do ngài Hoods tài trợ.

Năm sau, tôi đã xong luận án Master rồi được luôn học bổng toàn phần để lấy bằng tiến sĩ về kinh tế tại viện ETH Zurich danh giá. Thời gian học tập tôi luôn được sự giúp đỡ chân tình của Dr Hoods. Ông là ân nhân, là bạn và là đối tác của tôi sau này. Ngày nhận bằng tiến sĩ, tôi không có mẹ bên cạnh để tri ân nhưng tôi được hân hạnh có ngài Hoods thay mẹ trong buổi vinh dự trao bằng. Ngài rất tự hào về tôi. Hôm sau, một tờ báo Thuỵ Sĩ với tít: From a bicycle repair student to a doctor of the prestigious university.

(Từ một sinh viên sửa xe đạp đến tiến sĩ của một đại học danh tiếng)
Bài báo với hình tôi ngồi sửa xe mà Dr Hoods chụp năm xưa cùng với hình ảnh tôi tươi cười nhận bằng tiến sĩ hôm qua chiếm hẳn một trang báo. Thì ra bài là của Dr Hoods viết về tôi. 

Từ bài báo này, cùng với lời giới thiệu của Dr Hoods mà Viện Nghiên cứu chiến lược kinh tế Đông Nam Á Thuỵ Sĩ  (gọi tắt là IESSAS) mời tôi về làm việc.

Một năm sau, IESSAS mở văn phòng đại diện tại Việt Nam ngay trên thành phố quê tôi,. Tôi được cơ hội trở về với quê hương cùng mẹ, cùng chị.

Tôi trở thành cầu nối giữa Việt Nam – Thuỵ Sĩ về quan hệ kinh tế. Các nhà đầu tư Thuỵ Sĩ qua giới thiệu của tôi đã đầu tư rất nhiều dự án tại Việt Nam đặc biệt là tại thành phố nơi tôi sống. Trường đại học kinh tế nơi tôi từng học, qua mối quan hệ với Dr Hoods tôi đã tìm được nhiều suất học bổng sau đại học cho các khoá sinh viên sau này.

Trên Facebook cá nhân, tôi đặt ảnh ba tôi làm avatar và hình nền là ảnh tôi ngồi sửa xe năm xưa mà Dr Hoods chụp tặng tôi. Thỉnh thoảng mở facebook, tôi lại được nhìn ba tôi cười. Nhìn chân dung thời trai trẻ trong bộ quân phục lính dù mà tôi thầm ngưỡng mộ. Cám ơn ba, cuộc đời này con luôn tự hào được là con trai của ba. Tôi nhìn hình nền để được nhắc nhở rằng: Dù hôm nay tôi có là tiến sĩ danh giá thì quá khứ năm xưa, tôi đã từng là cậu sinh viên sửa xe đạp để tự nuôi mình.

Một đêm, nghe messenger báo tin nhắn, tôi tỉnh thức, nhìn màn hình điện thoại, có ai đó nhắn cho tôi:

-Xin chào!

Tôi nhắn lại: “Xin chào!” 

Nhìn nick name là John Le, tôi đoán là một Việt kiều. Người đó nhắn tiếp:

-Xin lỗi, cháu có phải là con trai của đại uý Giang, Hoàng Thanh Giang, không?

Tôi bật dậy, tim đập dồn. Tôi nhìn avatar của người đang chat. Đó là người đàn ông ở tuổi 70 trong quân phục lính dù, mũ đỏ giống quân phục ba tôi. Tôi đáp:

-Dạ, đúng rồi, con là con trai của ba Giang. Bác biết ba con à?

-Bác là trung uý Tá, Lê Văn Tá là đại đội phó của ba con.

Tôi mừng rơn mà tim đập thình thịch.

-Vậy bác có biết tin tức gì về ba con không?

Bác không đáp mà hỏi lại:

– Vậy từ đó đến nay con không có tin tức gì về ba à?

– Dạ không, con và mẹ không biết ba còn hay mất.

Một lát lâu bác nhắn lại:

– Ba con mất rồi!

Dẫu biết câu trả lời sẽ không chút hy vọng nhưng lời chat của bác làm tôi không khỏi bàng hoàng.

-Ba con mất ở đâu? Khi nào? Bác biết không?

-Ba con mất trên cầu Sài Gòn vào buổi sáng 30/4/1975.

Rồi bác kể: Sáng hôm đó đại đội ba tôi chỉ còn hơn 10 người. Vì bị truy kích nên phải rút về cố thủ trên cầu Sài Gòn. Cuộc giao tranh ác liệt vẫn chưa dừng lại. Quân số và súng đạn không thể đối chọi với quân giải phóng. Phải rút tiếp thôi! Ba tôi cùng hai đồng đội bò lên phía trước thu hút hoả lực địch để toán còn lại phía sau có cơ hội thoát lui. Khi trung uý Tá cùng các chiến hữu về được bên trong cầu Sài Gòn thì hoả lực đã nổ tung khiến thân xác ba tôi cùng hai chiến hữu của ông bị hất tung lên rồi rớt xuống sông. Khi trung uý Tá rút về đến ngã tư Hàng Xanh thì trên loa truyền thanh, Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng và yêu cầu các lực lượng quân đội VNCH bỏ súng.

Tôi ngồi úp mặt vào lòng hai bàn tay. Tưởng tượng lại phút giây chiến đấu không cân sức nhưng bi hùng của ba tôi năm ấy trên cầu Sài Gòn mà nước mắt giàn dụa. Bình tâm lại tôi gọi điện thoại cho mẹ. Mẹ tôi nghe máy khi nghe tôi báo là đã có tin tức của ba. Câu đầu tiên mẹ hỏi là “ba con giờ đâu rồi?” Tôi ngậm ngùi kể lại nội dung vừa chat với bác Tá. Mẹ tôi im lặng nghe tôi kể, khi tôi nghe mẹ nấc lên trong điện thoại là mẹ tắt máy.

Ngày hôm sau mẹ điện thoại bảo là tôi đưa mẹ vào cầu Sài Gòn được không? Tôi bảo được. Chiều hôm sau, theo chuyến bay, mẹ, chị và tôi vào Tân Sơn Nhất rồi đón taxi đến cầu Sài Gòn. 

Chúng tôi đi bộ dọc theo thành cầu mà mường tượng trận đánh cuối cùng năm xưa. Cầu Sài Gòn người xe như mắc cửi. Dưới cầu, sông Sài Gòn lượn lờ mang những mảng lục bình trôi về biển. Trong dòng nước bao la ấy, thân xác, thịt da ba tôi cùng với bao người của hai chiến tuyến và những người dân vô tội năm xưa, bao năm nay đã bị rửa trôi về cùng biển mặn. Chiến tranh đã lùi xa nhưng nỗi đau vẫn còn ở lại với bao người trong đó có gia đình tôi. Mẹ thẩn thờ nhìn những mảng lục bình trôi xuôi như cố tìm dáng hình ba tôi trong ấy.

Qua đến bên kia cầu, tìm được nơi, tôi thắp bó hương rồi trao nửa bó cho mẹ, nửa còn lại chị em tôi chia ra cắm xung quanh. Mẹ tôi quỳ hướng về sông, lâm râm khấn. Chắc trên trời ba tôi đã hiểu nỗi đau trong lời khấn của mẹ. Bà đã đi gần nửa thế kỷ trong thân phận  người vọng phu. Mẹ tôi cắm phần hương trên mô cát gần đó để mặc cho làn khói bay xa. Tôi mong sao làn khói kia cuốn bớt nỗi đau trong lòng mẹ. Hương tàn hơn nửa, tôi bảo mẹ:

-Thôi mình về đi mẹ.

Mẹ không quay lại, giọng buồn buồn:

-Hãy để hương cháy thêm lát nữa đi con.

Hai chị em tôi lặng im, chắp tay đứng sau lưng mẹ, cứ để mẹ thì thầm từ tận đáy lòng với ba tôi trong cõi hư vô. Nén hương cháy hết, tắt hẳn, mẹ mới quay lại gật đầu:

– Mình về thôi các con!

Vậy là gia đình tôi chọn 30/4 là ngày giỗ ba tôi. Hôm nay là ngày giỗ đầu tiên của ba. Gia đình cũng vừa nhận được tin vui là bác Tá, chiến hữu của ba cũng về dự giỗ. Bác bảo rằng đây là lần về Việt Nam đầu tiên kể từ ngày bác định cư ở Mỹ. Trước khi đáp chuyến bay tiếp theo về thăm gia đình tôi, bác sẽ đến cầu Sài Gòn thắp hương tưởng niệm ba tôi cùng đồng đội bỏ mình ngày đó. Hy vọng cuộc tương phùng này, qua bác, gia đình tôi sẽ biết thật nhiều về đời binh nghiệp của ba, đặc biệt là trong những ngày cuối của cuộc chiến.

Sáng nay tôi dậy sớm, sửa sang và dâng hoa bàn thờ ba trước khi đi dự buổi lễ kỷ niệm ngày “Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước” do Uỷ ban nhân dân thành phố mời. Vì tính chất trong quan hệ đối ngoại giữa cơ quan đại diện viện nghiên cứu với cấp chính quyền sở tại mà tôi không thể không dự.

Buổi lễ diễn ra hết sức hoành tráng. Trước khi vị chủ tịch đọc diễn văn là các màn trình diễn múa vui văn nghệ. Các bài ca đi cùng các vũ điệu tái hiện những giây phút hào hùng của ngày chiến thắng năm xưa. 

Vị chủ tịch lên đọc diễn văn kỷ niệm ngày chiến thắng. Các điệp khúc “Mỹ cút, nguỵ nhào”, “Chiến thắng vinh quang dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng” gần nửa thế kỷ được lặp lại trong giọng đọc đầy tự hào của vị chủ tịch. Trước khi kết thúc buổi lễ, dàn đồng ca lên sân khấu hát vang bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Tôi quay lại, chỉ có quan khách ngoại giao nước ngoài, kể cả tôi là còn ngồi. Hầu hết hội trường đều đứng dậy hát theo trong nhịp vỗ tay tự hào.

Khi người dẫn chương trình tuyên bố bế mạc, tôi đứng dậy. Vị chủ tịch thành phố tiến đến tươi cười bắt tay tôi. Ông cám ơn tôi vì đã tham dự cùng với lời mời trân trọng:

-Hôm nay là kỷ niệm ngày chiến thắng, Uỷ ban có tổ chức buổi tiệc trưa long trọng, xin mời anh đến dự.

Tôi cười đáp lại:

– Rất cám ơn lời mời của anh nhưng trưa nay tôi không thể.

-Anh bận việc gì à? Vị chủ tịch hỏi lại, tôi rời bàn tay ông còn đang nắm chặt, trả lời:

– Hôm nay là ngày giỗ ba tôi.

Khánh Lưu

LeVanQuy share từ FB Nguyễn Quang Thạch

https://www.saigonweeklyonline.com/lich-su-nnv/khanh-luu-hom-nay-la-ngay-gio-cua-ba-toi.html